Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Văn Việt 2


Thiếu tá thể theo yêu cầu của một gái, post thêm đoạn ngẫu hứng này. 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, văn chương cần môi trường tự do. Thiếu tá  nghi ngờ câu nói “…như con người cần không khí để thở”. Nói như thế thì moi tác phẩm viết trong tù đều đáng bỏ đi hay sao? “ Ngục trung nhật ký” đang nằm trễm chệ trong sách giáo khoa kia đó thôi. Và ai 16 tuổi chằng một lần: bị “mặt trời chân lý chói qua tim” dẫu mặt trời ấy là cờ đỏ búa liềm hay màu  xanh diệu vợi của tờ bạc Mỹ?  Hoặc cái gì khác, Thiếu tá thiếu?

 Môi trường tự do với văn chương quan trọng ra sao thì Nguyễn Huy Thiệp chắc rành hơn Thiếu tá. Cánh cửa mở ra vào cuối những năm 80 đã mang lại một loạt những tác phẩm mà bây giờ đọc lại nhiều người còn hối tiếc. Nhưng tự do thôi thì chưa đủ, nếu như cánh cửa mở ra chỉ để gió thổi qua thì đâu cần mở cửa, hoặc mở cửa sổ là được rồi.

Chính sự khát khao dâng hiến mình cho những cái mới lạ, thể nghiệm cuộc sống mình ở những nẻo đường heo hút, chưa một dấu chân người, sự phiêu lưu cuộc sống mình vào những cơn mơ mới là chiếc vé dẫn nhà văn vào cửa văn. Không có vé vào cửa, Thiếu tá và chỉ có thể đứng bên ngoài mà nhòm vào, với sự thèm thuồng và bất lực.

Nhưng như hầu hết các “lều văn” khác, đã quăng bút đi để chấp nhận mình chỉ là  người viết,  Thiếu tá cũng đã bất lực nhận ra rằng, mình đéo thể nào viết được cái gì ra hồn. Vì sao ư? Đi mà hỏi Khổng tử, Thích ca, Hùng vương, Thánh gióng… ấy.  Vả chăng, nếu say mê nghiệp viết ở cái xứ sở này, cái ngôn ngữ này, cái dân tộc này, chắc gì Thiếu tá còn có ngày hôm nay?

Chẳng phải mọi khổ đau của mọi đời đều dồn trong đời này hay sao?  Sung sướng cũng ?  Vậy thì hà cớ gì Thiếu tá phải chọn đường Văn? Lại là đường Văn việt? 
còn nữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét