Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Kỷ niệm

Thiếu tá để bờ lát là tìm lại con người mà lâu nay chỉ thấy phò phạch vua quan trí sĩ. Thiếu tá thấy mủi lòng như ông cụ nhìn sự nghiệp cách mạng đang cát chảy kẽ tay khi nằm bóc lịch. Nay Thiếu tá quay lại.




photo onnet unknown source 


Kỷ niệm là thứ đã mất đi thực tại, mất đi cái lõi hiện thể của nó, hay phải nói: Hiện thể của nó phải mất đi, chết đi để nó thành kỷ niệm.

Cái chết của một người, xét theo ý nghĩa với người ở lại, chính là cuộc sống mới bắt đầu, cuộc sống không ăn thức ăn, không hít khí trời, không nhậu và không chơi gái. Giờ đây, thức ăn của họ là trí nhớ của những người ở lại, mà  hiện thể là những kỷ vật họ để lại, mỗi nơi chốn  họ đi qua, mỗi hình ảnh họ gắn vào.

Cuộc sống, nếu có thể gọi là vậy, không liền mạch như trươc kia, khi họ còn sống, nhưng lại lâu bền, rộng rãi hơn. Nó ở mọi nơi, mọi lúc, chỉ cần anh vô tình chạm vào hỉnh ảnh, âm thanh, mùi hương, cảm xuc…gắn liền với người đã chết, lập tức người chết kia sống lại, trong anh. 

Thế nhưng khi họ còn sống họ vẫn có cuộc sống này mà. Họ vẫn được những người đã xa nhớ  về khi gặp lại những kỷ vật, nơi chỗ, hành động, cử chỉ, câu nói, bài viết …của họ.  Điều này có vẻ mâu thuẫn?

Hãy thử nghĩ, anh đang ở xa người tình và anh nhớ về người tình, với ý nghĩ sáng tỏ là cô ta vẫn còn sống. Ý nghĩ của anh không khỏi pha trộn những thèm muốn, nhưng ghen tuông vì không có nàng. Đó là nỗi nhớ, có thể những gì với nàng đã biến thành kỷ niệm nhưng bản thân nàng chưa là kỷ niệm. Ơ đâu đó nàng vẫn sống, nàng chưa biến đi, nàng vẫn là nàng, chưa thành của anh, chưa thành kỷ niệm của anh, anh chưa sở hữu nàng. Bởi vì một cuộc sống, không thể nào khác được, có linh hồn và thể xác. Cuộc sống – đã chết cũng thế, nó cần linh hồn – nỗi nhớ về nàng và thể xác – chính là cơ thể nàng.

Không thể tranh giành cái không có, không hiện hữu được. Chính vì thế, lúc này, khi nàng đã đi không trở lại, mọi kỷ niệm về nàng, suy nghĩ về nàng là của anh. Anh không sợ nó mất đi, mà trái lại, anh lại thấy nó có nhiều hơn, đầy hơn. Nàng đã bắt đầu một cuộc sống mới – trong anh.

Vậy cuộc sống của nàng, có tuyệt vời hơn khi chết  không?

Sống một cuộc sống yên bình, yêu thương và được tưởng niệm với tình cảm đẹp, không tàn phai với năm tháng…Cuộc sống ấy có đáng được mơ ước không?

Sẽ là không nếu những gì nàng để lại trong trí nhớ chỉ là nỗi căm hờn, sự mong muốn cái chết sẽ đến với nàng nhiều lần, nàng có thể là lãnh tụ hư hỏng, tội phạm chiến tranh hay gì gì.

Đối diện với một cuộc sống mà mình sẽ không làm chủ, không điều khiển được, con người sẽ phải làm gì? Trong lúc đang sống để chuẩn bị cho một cuộc sống sau khi họ đã ra đi?

Một câu hỏi thú vị, chi phối cuộc sống của chúng ta. 

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Nụ hôn

Cú đấu mỏ đề đời. (Hình on net, unknown source.) 

Bọn thợ chữ đã phản đối, bọn thợ tu cũng đã phản đối, bọn lâu nhâu lũ lừa cũng đã chửi rủa.

Vì sao nên nỗi? 

- Mua rượu đắt tiền - dù là đấu giá từ thiện.
- Hôn một con gay

Thiếu tá hiểu rằng, một khi đã lên sân khấu, lại đông, lại có người nổi tiếng, thì hành vi của người ta chủ động điếu. Thế, các con ranh mất ói tiền và công sức để đi học làm MC đặng đứng trên sân khấu mà không tụt mẹ quần. Hành động chàng trọc có thể hiểu thế, khi Đờm thò mỏ ra hôn chàng, phản ứng của người thụ động là hôn lại. Nếu có mặt ở đó, xem con trọc phản ứng thế nào sau nụ hôn bất chợt ấy? Có ngượng ngùng, như muốn trốn đi hay không? 

Điểm mạnh của máy ảnh, và là điểm chết người của hình ảnh, là ở chỗ này: Nó capture lại khoảnh khắc, tách rời khoảnh khắc ấy ra  khỏi cuộc sống và nhiều lần giết chết cuộc sống bằng một khoảnh khắc. Có thể người Mỹ không biết về chiến tranh VN nhưng vẫn ép tổng thống từ nhiệm vì một bức ảnh cô bé cháy vì bom na - pal. Có thể sau đó Đờm danh ca quay sang xin lỗi tên trọc và cả hai ngượng ngùng vì bồng bột hay blah blah gì đấy. Nhưng hình ảnh đã loại bỏ hết diễn tiến sự việc. Sẽ chỉ còn lại cái chu mỏ  rất chủ động và thậm chí: lợm giọng. 

Nói lại, cuộc đời của những anh trọc làm gì, tu. Tu gì? Tu tâm tu tính tu tình, khi đâm nằm xấp khi kèn nằm nghiêng...sao?. Đáng ra, bọn bỏn phải là người có bản lãnh, chế định hoàn cảnh và cảm xúc, nhất là đã đến bậc tỳ kheo, đầu bốn năm chấm? Thế nhưng, không.

Khả năng bọn bỏn điếu phải sư xịn. Không xịn, là ai? Thiếu tá đồ bọn bỏn là sư giả. Trong chùa giờ thiếu gì sư giả. Bọn bỏn vào chùa không để tu, mà để cầm tù những anh trọc không chịu tu theo chỉ thị. Bọn bỏn là ai, hỏi đã là giả nhời. Nên phản ứng thụ động lại nụ hôn của con Đờm trên là có thể hiểu được, trong một phút bồng bột khi chưa quen kiềm chế như một tỳ kheo, anh trọc đã phóng tình. Vả chăng, đã là đĩ thì sợ điếu  gì (oUo) to, phỏng?