Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Về "Bên thắng cuộc"






Thiếu tá có đọc lướt Bên thắng cuộc của Huy đức.

Cảm giác đọng lại đầu tiên là không phải một cuốn sử. Hoặc là một cuốn sử - báo.

Cái hai và cái dở của cuốn sách chính là cùng một điểm: Báo.

Vì là báo nên Huy đức đưa hiện thực vào rõ nét, cận cảnh và nóng hổi. Hơi thở báo chí lan khắp các trang sách, không tô vẽ như văn nhưng không khắc ghi như sử.

Đó cũng là điểm dở, dưới con mắt của nhà báo, Huy đức không mang lại cho các sự kiện, các biến cố một con mắt tổng quan, một lối nhìn ngắn gọn, khô và lạnh của sử. Dù đã tiết chế bằng cách hạn chế ở mức thấp nhất những lời bình, nhưng, Huy đức chưa tạo được khoảng lùi của một con mắt người chép sử. Sử liệu của Huy đức không sống tự thân, nó miêu tả cho góc nhìn của tác giả.

Như ta đã nhận thấy, lịch sử, không do một cá nhân nào quyết định cả, không theo một sự kiện mà ta gọi là biến cố, mà là những vận động có khi nổi có khi chìm, các mối quan hệ chằng chịt khiến cho một biến cố lịch sử xảy ra chúng ta khó mà kết luận được là do ai, cái gì nếu không có độ lùi và sự hiểu biết thấu đáo.

Ngày chiến thắng của bên Thắng là do ai? Do Quân và dân miền Bắc quyết tâm giải phóng miền nam, do Lê duẩn, Lê đức thọ, do Nga, Trung quốc can thiệp, hay do Mĩ bỏ rơi chính phủ cộng hòa, hay do chính phủ ấy, đã tự bắn vào chân, và dân chúng đã nổi loạn???

Nếu chỉ như thế thôi thì nhiệm vụ của người chép sử cũng đã dễ hơn (dù khó tới mức sau gần bốn mươi năm sau đa số người của dân tộc này vẫn nhận thức sai về nó), nhưng những biến cố ấy chỉ là cục mía xùi lên ở mỗi gióng của cả cây mía, đang ăn sâu vào đất và hút dinh dưỡng từ đất. Cuộc di cư của miền Bắc vào nam, thói ham quyền lực, thói hung hăng, tinh thần chịu khổ nhục, quân tử tàu, tình cảm yêu nước, sự hèn  kém của người Việt, ....bao nhiêu thứ ấy những người chép sử sẽ bỏ qua vì nó không thể chứng  minh được bằng số liệu, bằng các nhân vật mà họ gọi là bộ xương của lịch sử.

Nhưng Thiếu tá cho rằng, những thứ đó là những thứ quyết định biến cố năm 1975.

Huy đức, chưa là nhà viết sử, nên cũng còn lâu mới đoái hoài đến chúng.

Thiếu tá dầu sao cũng cảm ơn tác giả, vì đã cho những người trẻ biết được nhiều điều mà họ bấy lâu lạc trong sương mù tuyên truyền không nhận thấy.

Doomsday



photo in net



Chúng ta sẽ không có tận thế (Doomsday).

Vì sao? Thiếu tá biết, chúng ta sẽ không tận thế, vì chúng ta chưa xứng với Tận thế, chúng ta thiếu sự chuẩn bị cho nó, thiếu sụ vội vàng, cuống quít cả trong sợ hãi lẫn yêu thương.

Loài người, sẽ còn khắc khoải chờ đợi giờ phút biến mất. Sẽ có nhiều Tận thế, nhưng nó quá nhỏ nhoi và cho mỗi cá nhân.

Không, Thiếu tá tin chúng ta chưa xứng với Tận thế.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Kỷ niệm

Thiếu tá để bờ lát là tìm lại con người mà lâu nay chỉ thấy phò phạch vua quan trí sĩ. Thiếu tá thấy mủi lòng như ông cụ nhìn sự nghiệp cách mạng đang cát chảy kẽ tay khi nằm bóc lịch. Nay Thiếu tá quay lại.




photo onnet unknown source 


Kỷ niệm là thứ đã mất đi thực tại, mất đi cái lõi hiện thể của nó, hay phải nói: Hiện thể của nó phải mất đi, chết đi để nó thành kỷ niệm.

Cái chết của một người, xét theo ý nghĩa với người ở lại, chính là cuộc sống mới bắt đầu, cuộc sống không ăn thức ăn, không hít khí trời, không nhậu và không chơi gái. Giờ đây, thức ăn của họ là trí nhớ của những người ở lại, mà  hiện thể là những kỷ vật họ để lại, mỗi nơi chốn  họ đi qua, mỗi hình ảnh họ gắn vào.

Cuộc sống, nếu có thể gọi là vậy, không liền mạch như trươc kia, khi họ còn sống, nhưng lại lâu bền, rộng rãi hơn. Nó ở mọi nơi, mọi lúc, chỉ cần anh vô tình chạm vào hỉnh ảnh, âm thanh, mùi hương, cảm xuc…gắn liền với người đã chết, lập tức người chết kia sống lại, trong anh. 

Thế nhưng khi họ còn sống họ vẫn có cuộc sống này mà. Họ vẫn được những người đã xa nhớ  về khi gặp lại những kỷ vật, nơi chỗ, hành động, cử chỉ, câu nói, bài viết …của họ.  Điều này có vẻ mâu thuẫn?

Hãy thử nghĩ, anh đang ở xa người tình và anh nhớ về người tình, với ý nghĩ sáng tỏ là cô ta vẫn còn sống. Ý nghĩ của anh không khỏi pha trộn những thèm muốn, nhưng ghen tuông vì không có nàng. Đó là nỗi nhớ, có thể những gì với nàng đã biến thành kỷ niệm nhưng bản thân nàng chưa là kỷ niệm. Ơ đâu đó nàng vẫn sống, nàng chưa biến đi, nàng vẫn là nàng, chưa thành của anh, chưa thành kỷ niệm của anh, anh chưa sở hữu nàng. Bởi vì một cuộc sống, không thể nào khác được, có linh hồn và thể xác. Cuộc sống – đã chết cũng thế, nó cần linh hồn – nỗi nhớ về nàng và thể xác – chính là cơ thể nàng.

Không thể tranh giành cái không có, không hiện hữu được. Chính vì thế, lúc này, khi nàng đã đi không trở lại, mọi kỷ niệm về nàng, suy nghĩ về nàng là của anh. Anh không sợ nó mất đi, mà trái lại, anh lại thấy nó có nhiều hơn, đầy hơn. Nàng đã bắt đầu một cuộc sống mới – trong anh.

Vậy cuộc sống của nàng, có tuyệt vời hơn khi chết  không?

Sống một cuộc sống yên bình, yêu thương và được tưởng niệm với tình cảm đẹp, không tàn phai với năm tháng…Cuộc sống ấy có đáng được mơ ước không?

Sẽ là không nếu những gì nàng để lại trong trí nhớ chỉ là nỗi căm hờn, sự mong muốn cái chết sẽ đến với nàng nhiều lần, nàng có thể là lãnh tụ hư hỏng, tội phạm chiến tranh hay gì gì.

Đối diện với một cuộc sống mà mình sẽ không làm chủ, không điều khiển được, con người sẽ phải làm gì? Trong lúc đang sống để chuẩn bị cho một cuộc sống sau khi họ đã ra đi?

Một câu hỏi thú vị, chi phối cuộc sống của chúng ta. 

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Nụ hôn

Cú đấu mỏ đề đời. (Hình on net, unknown source.) 

Bọn thợ chữ đã phản đối, bọn thợ tu cũng đã phản đối, bọn lâu nhâu lũ lừa cũng đã chửi rủa.

Vì sao nên nỗi? 

- Mua rượu đắt tiền - dù là đấu giá từ thiện.
- Hôn một con gay

Thiếu tá hiểu rằng, một khi đã lên sân khấu, lại đông, lại có người nổi tiếng, thì hành vi của người ta chủ động điếu. Thế, các con ranh mất ói tiền và công sức để đi học làm MC đặng đứng trên sân khấu mà không tụt mẹ quần. Hành động chàng trọc có thể hiểu thế, khi Đờm thò mỏ ra hôn chàng, phản ứng của người thụ động là hôn lại. Nếu có mặt ở đó, xem con trọc phản ứng thế nào sau nụ hôn bất chợt ấy? Có ngượng ngùng, như muốn trốn đi hay không? 

Điểm mạnh của máy ảnh, và là điểm chết người của hình ảnh, là ở chỗ này: Nó capture lại khoảnh khắc, tách rời khoảnh khắc ấy ra  khỏi cuộc sống và nhiều lần giết chết cuộc sống bằng một khoảnh khắc. Có thể người Mỹ không biết về chiến tranh VN nhưng vẫn ép tổng thống từ nhiệm vì một bức ảnh cô bé cháy vì bom na - pal. Có thể sau đó Đờm danh ca quay sang xin lỗi tên trọc và cả hai ngượng ngùng vì bồng bột hay blah blah gì đấy. Nhưng hình ảnh đã loại bỏ hết diễn tiến sự việc. Sẽ chỉ còn lại cái chu mỏ  rất chủ động và thậm chí: lợm giọng. 

Nói lại, cuộc đời của những anh trọc làm gì, tu. Tu gì? Tu tâm tu tính tu tình, khi đâm nằm xấp khi kèn nằm nghiêng...sao?. Đáng ra, bọn bỏn phải là người có bản lãnh, chế định hoàn cảnh và cảm xúc, nhất là đã đến bậc tỳ kheo, đầu bốn năm chấm? Thế nhưng, không.

Khả năng bọn bỏn điếu phải sư xịn. Không xịn, là ai? Thiếu tá đồ bọn bỏn là sư giả. Trong chùa giờ thiếu gì sư giả. Bọn bỏn vào chùa không để tu, mà để cầm tù những anh trọc không chịu tu theo chỉ thị. Bọn bỏn là ai, hỏi đã là giả nhời. Nên phản ứng thụ động lại nụ hôn của con Đờm trên là có thể hiểu được, trong một phút bồng bột khi chưa quen kiềm chế như một tỳ kheo, anh trọc đã phóng tình. Vả chăng, đã là đĩ thì sợ điếu  gì (oUo) to, phỏng? 






























Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Tứ tuyệt 1

hình minh họa on net.

Thiếu tá, vốn mê thơ Sugar - poem từ hồi còn cửi chuồng. Nhưng thế đéo nầu hôm nay lại thích cái bài cổ thi thời tay Khổng tèo, tay Ý chết (Hán - Ngụy), ngâm lại, tìm cách dịch để phổ cập ra bên ngoài cái tâm hồn ăm ắp mộng cảm của Thiếu tá. 


Vũ Khê Thâm Hành

Thao thao Vũ Khê nhất hà thâm!
Điểu phi bất độ,
Thú bất cảm lâm
Ai tai! Vũ Khê đa độc dâm ! "

Thô dịch: 

Sông Vũ Khê sâu lắm, nước chảy cuồn cuộn
Chim bay rã cánh
Thú không dám đến gần
Ghớm ghê, sông Vũ Khê nhiều độc khí

Tinh dịch: 

Vũ khê cuồn cuộn chảy so so!
Chim gãy mẹ cánh,
Thú chạy vãi tè.
Gớm thay cái sông Vũ khê!


Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Phò Đồ sơn





Toàn cảnh Đồ, xưởng Phò đất Việt. Hình on net.


Phò, theo Thiếu tá biết, việt nhất Đồ sơn. Đồ lắm phò, mát, an ninh (an toàn từ lề phải).

Phò đồ, nuôi chung nhà nghỉ hoặc riêng, tại các tạp hóa, hàng ăn, doanh nghiệp mi ni restaurant cháo -miến- phở. Mỗi nhà nuôi 2 - 5 Phò, hiếm đến 7 Phò,  lý do ở dưới: động.

Giá update năm thứ 12 của thế kỷ mới cũng giống như năm thứ 11: 250 K trên phụt. Qua đêm, Phò đồ giá 700K kể cả tiền phòng. Thiếu tá đang nói Phò phổ thông, là loại mà ngày thường đạp xe như bướm lượn ruộng khoai.

Ngày thường? Còn không thường? Thằng nào hỏi vậy Thiếu tá ngạc nhiên. Là ngày đặc biệt chứ đéo gì: Quốc khánh, khởi nghĩa, giỗ tổ, chiến thắng, giỗ cụ...Tức ngày không Phò. Ngà các lực lượng mần chính quyền từ lề phải ra sức lập thành tích. Phò đồ, giới kinh doanh âm hộ Đồ kêu bằng: Ngày động.

Phải ngày động. Bất kể Phò ngoài đường, không biết khách chơi chưa, hành kinh không, mới - cũ, bôn bốt túi -không...đều lên xe về đồn tốt. Ở đây, Phò gọi chủ hàng  lên chuộc.  Giá phổ thông để bảo-lãnh-tại-ngoại-hầu-phiên-tòa-không-bao-giờ- mở là 1K, tiền mẽo. Năm nay, các lề  phải được giao 5bi cụ cho một năm tiền bắt Phò. Phải bắt đủ.

Thu 250 ngàn cụ, nạp 1 ngàn Mẽo, Phò đồ lao động tợn. Trừ ba ngày hành kinh đéo theo ước muôn của cả lề trái lẫn phải. Phò đồ mần 27 days trên tháng. Tất nhiên, trừ về quê sáu tháng một lần. Mỗi ngày, Phò đồ cho tẩn từ 1-20 thụt, tùy lượng khách.  Game đút thụt với Phò đồ hay hầu hết Phò cũng là một công việc không cần cố gắng. Gan dạ và hy sinh là đức hầu hết đàn bà lừa mà, Thiếu tá sai?

Tình cảm? Hầu hết lừa đi tỉn phò với một tính toán: bỏ ít địt nhiều. Phò đồ cũng thế. Nhưng cũng có cá biệt,: Phò mới,  khách dịu dàng kính trọng như Thiếu tá, sẽ có tình cảm. Thứ tình cảm trong sáng, thoát ra từ háng, nên không còn vấy mùi tinh, mùi bướm.

Lại chiện thu nhập. Nhà nghỉ nuôi hàng, ăn tất;  gọi Phò nhà khác, chia tỉ lệ: 120K cho lò tẩn, 130K cho chủ nuôi. Chủ nuôi thâu tất thâu tất, ghi sổ, cuối tháng tính sổ với Phò. Trừ tiền ăn, uống, giặt, ỉa, ngủ, bao, linh tinh lang tang, sẽ trả lương cho Phò. Tháng nào các em dính lễ thì lương coi như là cứt nát. Bù lại, các em được an toàn (chẳng phải nhu cầu mà 90% dân việt đang thiếu?) được nuôi ăn như con cái trong nhà và được tiếp đón bố mẹ như một nhân viên phục vụ hàng ăn đạo đức sáng ngời.

Sao Phò đồ tồn tại ngang nhiên như niềm tin lịch sử, sống động như ngọn đuốc lao kho xăng, lẳng lặng như chiện lề trái trên báo chí?

Tháng, Phò đồ đóng thuế thân từ 500K đến 1.5M cụ cho ai,  các nhà nghỉ hay khách sạn đóng gạch 7 – eleven ở đây thuộc sở hữu của ai? Hỏi đã là giả nhời.

Hay phải kể ra, không ai nhổ nước bọt vào bát mình đang hoặc sẽ ăn: bọn nhà báo cũng thế. Thiếu tá không loại trừ.

Thiếu tá cũng không hoài nghi thêm nữa, vì đêm nay, Thiếu tá đã, đang và sẽ cưỡi Phò đồ.



Hàng Đồ thường đi xe đạp dọc đường Đồ, nhưng không phải bò lạc mà đều có chủ, giống như sale phải đi tìm khách hàng thôi. Ảnh on net.










Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Nhanh


Photo on net 


Sáng đi làm, đi trong dòng người bất tận của thành phố, anh nhìn cái gì? Anh bàng hoàng nhận ra là anh đã không thấy gì nhiều, chỉ là con đường đi làm, nhàm chán, đơn điệu cần phải vượt qua. 

Chắc chắn, anh không thấy: bà bán hủ tiếu đang trò chuyện với cô bán bánh mì giờ vắng khách, một bà sồn sồn đang cười duyên với ông xe ôm sù xì đứng ngó theo bóng bà ta qua đường. Hai cô sinh viên trường kinh tế trò chuyện tựa hàng rào, cô áo trắng vô tình gạt đổ ly café và cô thứ hai nhăn  mặt cười, mấy anh trung niên đợi việc ở đầu đường đang ngồi chia nhau điếu thuốc, bà hàng buôn vải mở cửa muộn vừa ngáp vừa trò chuyện với cô bán thuốc lá trước cửa. Mấy ông già hưu trí quây quanh một bàn cờ tướng với hai ông mặt đỏ gay ngồi ở giữa, và café, café mọi góc phố, khắp lề đường. Nắng sáng làm bừng lên khuôn mặt cô thiếu nữ hóng nắng sau lớp kính trong suốt ở tiệm cafe, hai cô đồng nát với màu áo cháo lòng đặc trưng đang cân mớ sắt vụn từ một cửa hàng mới đóng cửa, chính là cửa hàng hủ tiếu mới cách đây bốn tháng rầm rộ khai trương, mấy anh chở hàng chất những thùng carton sữa True milk lên xe và chuẩn bị đi bán hàng, hai bé con bán vé số đang gạ một ông bơm xe....


Theo dòng người trên đường, có bao giờ anh nhìn thấy cuộc sống đang chảy bên lề đường? Ít lắm, cơ hội để anh có thể ngắm cuộc sống ngoài dòng xe chạy, vì sợ bị cảnh sát thổi còi, xe sau húc vào anh, anh  húc vào xe trước.

Nhưng tất cả những khó khăn ấy chỉ là vì anh, không bao giờ đi chậm được, đường xe là con đường mau chóng giục người ta tới điểm đích muốn đến. Quên hết mọi cảnh vật đang diễn ra bên lề đường, quên khung cảnh chứa con đường, quên cả chính mình, để chỉ nhớ đến tốc độ, hoặc hãn hữu hơn, dòng người - xe đang cuốn đi cùng mình. Tốc độ sinh ra để cho cuộc sống chạy nhanh hơn, vội vã hơn, và mất mình nhanh hơn.

Tốc độ là thành tố mang ít tính cá thể nhất, anh còn đi xa hơn tới mức cực đoan, tất cả những thành tố mang tính so sánh đều diệt trừ cá tính. Tốc độ được định vị bởi đích đến, điểm chung để hiểu và công nhận nó. Tốc độ cuốn hút con người vào một cuộc chạy đua chung, nơi đó cá tính phải được loại trừ để nhường chỗ cho sự so sánh thành tích. Không có tốc độ đứng một mình, con người giao phó mình cho tốc độ là con người sẽ bị tước đoạt tính cá thể.

Hay anh phải nghĩ ngược lại, con người muốn quên phắt cá tính của mình đi, nên họ giao phó mình cho tốc độ. Cho con đường, cho đích đến?






Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Tên tển


Như đã hứa ở nhà tên Núi, Thiếu tá biên tham luộn nầy, để hầu những người baenj vẫn đi cùng Thiếu tá bấy lâu. 

Tên tển, bạn thân Thiếu tá, ngoài 40, buôn hàng biên giới từ thò lò mũi xanh. Hồi hổi, tển buôn Tệ, bọc bao câu su, nhét vào lỗ đít qua lại biên giới, như đi nhà xí công cộng.

Bốn sọi lẻ, hai đời vợ đéo con, tên tển vẫn cuỗm được một em bé Cao bằng nõn nà, 19.

Tuần trước, tên tển gọi Thiếu tá: Mầy ơi, anh sắp chết! Thiếu tá phi nhà tển. Tên tển chỉ bãi nước dớt dãi trên nền nhà pha lẫn máu thều thào: Anh lao mẹ. Khổ, mỗi ngày ba gói rưỡi 3 số thì không lao có phí 3 số.

Anh sao?

Địt mẹ mầy, sắp chết còn sao? Hụ hụ hụ khạc khạc khạc hụ hụ hụ hụ

Tển ho máu mười lăm phút liền. Thiếu tá tự thuở biết nghịch chim, chưa thấy thằng nào ho ra máu dính cả sợi thuốc như tển. May, vợ tển đi chợ, không thấy.

Thiếu tá dẫn tển đi phổi E, bác sĩ lắc đầu quầy quậy: Rỗ như đài sen moi hết hột thế này thì chỉ có phiếu.

Địt mẹ bọn lang sĩ, còn văn với cả chương lúc này.

Tên tển dàn dụa: Tiền đéo tiếc, nhà cũng đéo, tiếc con vện. Nửa năm nằm không,  anh đéo lên được.

Ngại đéo chịu, chẳng nhẽ đề nghị tển cho mình.

Thấy Thiếu tá ngẩn người,  tển nghé tai:  Mày hộ anh một lần, anh xem cho thỏa.

Địt mẹ anh, nói thế…

Thế chứ thế đéo nào, mày thân anh nhất, của ngon không mày.cho thằng khác xời?

Địt mẹ anh… cứ thế đôi qua đôi lại cuối cùng bằng dãi dớt đỏ lòm và những cơn ho xào xạc, tên tển cũng làm Thiếu tá xiêu lòng.

Cách tên tển bầy là lắp camera.

Sáng 5 giờ, tên tển bẩu đi Lầu cai thăm chiến hữu, bỏ kích dục vào cốc cam vắt 100% cam đưa cho con vện uống lúc 9 giờ, như thường.

Tên tển dặn con vện có Thiếu tá đến canh điện thoại viễn liên. Thiếu tá sướng mà vẫn run như rẽ như rẽ, ngả ngớn trên divant xem ti vi với người đẹp. Thuốc ngấm, con cỏn xích lại gần. Thôi thì trắng nõn nà, thơm ngầy ngậy. Thiếu tá đầu run, sau, quên mẹ camera ở đâu, sờ tí, nắn tí, vuốt tí, dãi dớt đầy mồm thối.

Con cỏn thiếu lâu ngày, nhào vào cắn xé, Thiếu tá chưa định thần  đã thấy hai bầu vú trắng nõn áp mẹ miệng, dãi dớt đâu tuôn ào ào, thôi thì bú, mút, vuốt vuốt, xoa xoa, móc móc…. Phập phập phập, cuống cuồng, phạch phạch phạch… trả thù cho chiến hữu hăng say lạ, chặp bã trầu, Thiếu tá cong hết cỡ lưng, cỏn ưỡn hết cỡ bụng, cú dập cuối như hút hết mẹ hồn, Thiếu tá lả lịm đi.

Khụ khụ khụ hác hác hác, tràng ho bị nén từ lâu xổ ra ồn ào. Con cỏn cuống cuồng vơ quần lót chạy. Thiếu tá tỉnh vội, chạy phòng bên. Tên tển đã gục mẹ vào bãi máu bên bàn, phì phò hắt ra. Màn hình máy tính còn chiếu hình chiếc divant nhàu nát cùng quần áo hồng hồng của con cỏn, quần áo xanh xanh của Thiếu tá.

Ờ, năm đó Thiếu tá nhõn 23.

Chú giải:

Thiếu tá - là Thiếu tá chứ còn đéo ai vào đây?
Tên tển - bạn gần của Thiếu tá.
Tệ : Nhân dân Tệ - Phải gọi là đồng Nguyên, vì tiền của Nhân dân đéo đâu?
Phổi E: là viện chữa phổi, mới lại cả gan tim mật cật, ở nội.
Phiếu: Là đi Văn điển xông khô một lần cho mãi mãi.
Baenj: đã giải thích bên nhà tên Núi.


Nội dịch vụ kém

Thiếu tá, như đã hứa ở blog của con nào trên mul này là sẽ viết một tham luộn về dịch vụ của (Hà) nội kém, để giải thích theo hướng khác, đào sâu hơn cái suy nghĩ đua ngoa chanh chua mà lười nghĩ của bạn Hoàng lê- một trong những người viết tản văn mà Thiếu tá thích đọc. Nó đây: 

Người ở nội lâu ngày không nhận ra, vì  ở đâu cũng “ như nhau cả”, nhưng khi đã bước chân ra ngoài, đặc biệt là vượt qua vĩ tuyến 17 vào B thì lập tức quay lại chửi nội : “dịch vụ kém”, mười mồm như một, bất kể mồm toàn răng sâu hay móm hay còn nguyên sáng bóng. Tại sao vậy?

Có một vài ý nghĩa ở câu chê : “Nội dịch vụ kém”, là hàng hóa kém chất lượng, là thái độ phục vụ kém, là chế độ hậu mãi tệ… nhưng chung quy đều không mang lại sự hài lòng cho các thượng đế. Các thượng đế cần được nâng niu, chiều chuộng. Thế nhưng ở đây, xứ nôi, các thượng đế cứ như là ăn xin: Nhẹ thì tính tiền cắt cổ, bạn cự lại thì lên gân lên cơ rồi hỏi: “Thế ý chú thế nào?”, nặng thì“đi ngay”, “biến” “xéo”…, đến nỗi phở chửi, cơm chửi, cháo chửi…thành đặc sản.

Đừng quên khái niệm Thương đế là một khái niệm thần học. Thượng đế là đấng cao cả, có quyền điều khiển mọi việc trong vũ trụ trong đó có cả hành vi và số phận của con người. Ví khách hàng với Thượng đế là đề cao quyền quyết định của khách hàng.
 Nhưng nếu Thượng đế thật có quyền điều khiển vũ trụ vì ngày là siêu nhiên thì các thượng đế trần gian chỉ có duy nhất trong tay thế lực của đồng tiền. Đồng tiền có thể sai khiến mọi con người trong mọi xứ nhưng trừ nội. Bởi vì ở đây đã có thời là Thiên đàng, nơi mọi người có quyền như nhau, không ai được quyền sai khiến người khác, cái thời Thiên đàng ấy, khi mà các nông dân chân đất mắt toét kéo địa chủ như kéo chó ra giữa sân đình, ở quê. Và các công nhân là tương lai của nhân loại chửi thằng nhà buôn lắm của như hát hay, cái thời ấy ai cũng là Thượng đế, cũng như Thượng đế đã chết.
Thời Thiên đàng bây giờ đã chết, nhưng cũng giống như dân nhà Thanh không thèm thờ vua Nguyên bên tàu, như dân việt kiều hải ngoại không xem chính quyền hiện tại là chính đáng. Dân nội, vẫn đối xử và chấp nhận được đối xử, như đang sống trong thời Thiên đàng. Văn hóa cũng có quán tính của nó, đó là thói quen.
Trong đời, nếu bạn không có quan hệ thân thiết để mà bắt người khác phục vụ thì bạn chỉ có hai thứ khiến người khác phụ vụ mình: là  tiền và quyền. 


Nghe thảng qua thì có vẻ dân nội không cần tiền và cũng chẳng sợ quyền. Bạn có tiền vào cũng phải nghển cổ lên mà đợi và có khi bị chửi xéo vì đòi nọ đòi kia. Việc chỉ có lọ mắm cái tăm mà bạn có nguy cơ thành kẻ phá của: “rách việc”. Bạn có quyền thì càng tệ  hơn, hàng cơm hàng phở sợ nhân viên cục thực phẩm chứ sợ gì thứ trưởng bộ thông tin?  Thứ trưởng bộ thông tin không có thẻ công an đeo trên ngực nên càng yếu thế hơn, không lẽ bạn chường huân huy chương cùng quyết định bổ nhiệm có chữ ký của thủ tướng? Vậy là vẫn phải ăn cháo đuổi mà quên mình là thượng đế, bực bội ngồi gặm thìa chờ nhân viên bưng bê mà quên mình vẫn được phục vụ như vua khi ra nước ngoài, và ngán ngẩm vì danh làm thứ trưởng mà không bằng thằng công an khu vực.



Nhưng bảo rằng các công dân nội còn mơ màng quyền bình đẳng giữa thượng đế và kẻ phục vụ mà tạo nên một thứ : “Dịch vụ  kém” thì có đúng mà chưa đủ. Họ, tuy có mơ màng ngủ mộng thì vẫn phải phục vụ bạn cơ mà. Thế thì tại sao, bạn lại phải ngán ngẩm lắc đầu và gục mặt chấp nhận. Cũng vì một phần, nếu không nói một phần lớn là tại bạn.


Ồ, ngạc nhiên thật. Nhưng đúng đấy. Dân nội có thói quen coi những người phục vụ là thấp kém. Thì đúng là vậy rồi còn gì. Lương của họ chỉ đủ cho bạn uống vào nôn ra hai  ba bữa, còn tiền thưởng tết của họ thì không bằng nửa chai rượu ngoại màu nâu nâu vàng vàng mà bạn biếu sếp tết đến cũng chỉ để ông ta và các chiến hữu uống vào nôn ra một bữa. Vị trí của họ là ở đâu trên tháp giai tầng xã hội mà bạn đã học qua, nếu không phải dưới cùng thì cũng là dưới bạn, họ ăn mặc như con ở nhà bạn, ít nhất là trước khi con ở được huấn luyện cho quen thói thị thành và mặc váy khi lau nhà trước mặt bạn. Thế thì trong thâm tâm bạn đã coi họ là thấp kém, là người sinh ra để phục vụ, và bạn thì là người cho họ cuộc sống.

Vậy là họ đối xử với bạn, khi bạn cần họ, như là một sự trả thù cho thói "phân biệt giai cấp" và khinh khi người nghèo. Ai chả muốn có quyền ảnh hưởng tới người khác, và tận dụng ngay khi có cơ hội, điều này ở nội còn sát sạt hơn, ở đâu cứ có hai người là có một người khoa gươm “chém gió”, “nổ”…


Ở cửa hàng của họ cũng thế, bạn là nạn nhân của một quan niệm xã hội, coi người phục vụ là nô tì. Nếu bạn nhìn xa hơn, qua ví tuyến 17, thì bạn sẽ thấy ngược lại, người phục vụ không gắn mình với các thượng đế bằng bất cứ quan hệ gì ngoài quan hệ tiền – hàng. Họ, sau khi bưng bê cho bạn, sẽ mặc một cái áo khác và sẵn sàng bước vào quán nhậu hoặc vũ trường để ăn chơi nhảy múa như bạn. Phải chăng, khi gắn mình với người phục vụ nên bạn không thể tách bạch được giữa xin cho và phục vụ. Đây là ví dụ:



Khi bước vào cửa hàng ở nội , bạn sẽ lễ phép:  “Cho anh/ chị xin thêm tí nước mắm”, “Cho xin hai đĩa lòng”… Ơ hay nhỉ, thượng đế mà phải hạ mình xin xỏ vậy sao. Trách gì thân phận bạn bị biến thành kẻ ăn xin. Danh đã chính và ngôn đã thuận chưa, các “thượng đế (cố ý) đóng giả ăn mày?”.


Còn các “nô tì” bị đốc thúc bởi sự tự ti bị xã hội coi như mạt rệp, 
được kích thích bởi những tiếng xin xỏ tự nhiên của “thượng đế”, trong lúc vẫn mơ màng về thời Thiên đàng, sẽ lại thản nhiên sản xuất ra một thứ mà bạn sẽ ngán ngẩm lắc đầu khi trải nghiệm: “Dịch vụ kém” . 


Thiếu tá chú thích thêm đôi dòng cho những đứa không quen đọc Thiếu tá.

- Nội - Hà nội, Thiếu tá thích gọi vậy, cho gọn, cũng giống như Thiếu tá gọi gòn thì phải hiểu là Sài gòn.
- Thiên đàng: nội những năm 80-90
- Vĩ tuyến 17, ở đâu đấy giữa hình còn giun, thiếu tá biết đéo rõ đâu.
- Phân biệt giai cấp: Một trong những tội lớn của cá nhân thời Thiên đàng, nó thú vị và đặc thù tới mức Thiếu tá phải đưa vào ngoặc kép.
- Tháp giai tầng  xã hội: Sản phẩm đối chiếu của lý tưởng thời Thiên đàng.

Thiếu tá viết tham luộn này với văn phong bình dân cho những đứa thích trích dẫn, có khác văn phong của Thiếu tá và bè lũ thường dùng, nhưng không sao, coi như Thiếu tá đổi món. Đéo nhất thiết Thiếu tá sẽ thay đổi.

Giai Việt điếu khúc

Em Michiyo Ngà và..

Thằng phò nào đó đại diện cho giai Việt


Thiếu tá chính thức ủng hộ phong trào, xuất phát từ em Ngà hoặc em some one nào đó.

Hỡi chị em bướm việt, hãy xung phong lên chiến hào của mặt trận nữ quyền mà đổ mắm tôm thối vào lũ giai việt. 

Để rồi tối về, chị em sẽ lại thấy thằng giai việt của chị em đang chờ sẵn chị em với từ ngữ đao to búa lớn, với thuốc lá để thông cổ, trà sen để mát họng, rượu tăm cho sinh lý bay bổng và đùi vịt cho đạm chất xông xênh rồi sẽ đè ngửa chị em ra và mang của quý lưu truyền "mấy ngàn năm lịch sử" của nó ra mà nhét vào lòng chị em như cụ tằng tổ nó vẫn thường làm thế với một niềm tin bất di dịch là cứ đè ngửa chị em ra, nhét của quý lưu truyền "mấy ngàn năm lịch sử" vào là chị em lại ngoan ngoãn như cún con thèm vuốt ve, như sàng mè đã rang thèm chuốt vỏ, như bãi cỏ thèm tưới phân sau một bữa rượu thịt ê chề.

Tiên sư bố chúng nó, cái lũ đê tiện đầu óc thì tối thui như chưa được vỡ lòng sơ cấp, tính tình cố chấp như thằng đang sưng răng mà tính khí còn hăng hơn vừa bú máu vịt, tâm địa thì tối kịt như đêm ba mươi mà con ngươi thì trắng giã như tinh trùng ba tuần mới xuất, đạo đức thì cơ hội mí cả khom lưng còn thói thủ dâm tinh thần thì nhiều không còn chỗ nào để mà nói nữa.

Chị em còn chờ gì nữa, hãy cứ đi phang trai tây, trừ bọn man zi mọi zợ ra thì cứ thằng nào cao to đẹp giai, mũi thẳng tóc dài, chim to râu rậm là phang, rồi mang chuyện ấy ra mà chia sẻ rộng khắp cho bọn giai việt chứ đừng đau khổ vì vọng ngoại nhân, bần thần vì đường chồng con sắp sẵn, đừng bện chặt mình vào thói quen cũng đừng chen chân vào lũ tiết phụ, đừng lụ khụ vì được nhồi công dung cũng đừng lùng bùng vì lẽ tiết hạnh, đừng tách bạch giữa tình dục và tình yêu và nhất là đừng liêu xiêu khi nghe lời giai việt mà cứ miệt mài phang tây để sau này dõng rạc đường hoàng: "Gí lồn vào giai Việt." 

Thủ dâm


hình on the net
Lần đầu, Thiếu tá thủ dâm.

Thật xấu hổ, chuyện đó chỉ diễn ra khi Thiếu tá đã mãn 19. Chỉ vì bồ kích thích Thiếu tá quá, mà Thiếu tá thì chưa dám nhét vào. Cuộc sống bí bách vô cùng, vô cực.

Thiếu tá đi rượu, gọi điện cỏn, hổm, giời mưa, thiếu tá còn nhớ, thằng bạn chung phòng với Thiếu tá đâu mẹ, còn Thiếu tá với nỗi buồn mênh mang diệu vợi của trời mưa, của túng tiền của bất mãn với một khẩu súng đang sưng lên vì chịu đựng.

Thiếu tá, ngoan hiền từ nhỏ, chưa thấy ai thủ dâm, cũng chưa thủ dâm bâu giờ, thảng có lần nghịch chim thì chỉ là cho nó cửng lên thô, chưa tới mức xuất đạn.

Thế nhưng, hổm cỏn trách Thiếu tá vô tình, thiếu galant, yếu đuối, và cỏn đang buồn. Thiếu tá hồi đó hiểu đéo đâu,  là vì Thiếu tá chưa mần cỏn lần nào tới đỉnh. 

Nhưng lờ mờ Thiếu tá hiểu,  cỏn đang nứng tình, những lúc ôm ấp nhau cỏn cũng hay trách hờn Thiếu tá thế, vậy là một cách không điều khiển tay Thiếu tá đã ôm chọn khẩu súng từ lúc nào.

Thiếu tá chưa muốn mất trinh, ah, Thiếu tá chưa thủ dâm cũng vì lẽ đó. Thiếu tá còn cố gắng giành cái tân cho một cuộc mây mưa trên thuyền dưới bến như thằng thợ văn Kháng ma hay Linh viết đã nhồi vào đầu Thiếu tá từ khi Thiếu tá còn đang ỉa chảy.

Nhưng lần này, súng Thiếu tá to quá đỗi, hình ảnh con ngài xinh xắn của cỏn hiện về sao mà rõ nét, sao mà dữ dằn, làm Thiếu tá muốn đổ lỗi cho khẩu súng . Như Nero đổ lỗi cho người ngoại đạo, Bonapacteur đổ lỗi cho thời tiết, như Zidan đổ lỗi cho Mattezazi, Thiếu tá tức giận, nhớ nhung, cau có, thèm khát. và tay thiếu tá bắt đầu chuyển động, theo nhịp con tim ngày một giận giữ trong lồng ngực.

ôi - Thiếu tá day dứt quá, chẳng lẽ hồi ức về lần mất tân của Thiếu tá lại day dứt thế này?

Đụng xe



Thiếu tá, lâu lắm rồi mới quay lại đây, vẫn thấy vẫn thấy ....Thiếu tá sáng nhìn thấy hai thằng ranh mải nhìn mông con bé mặc jean bó, đâm bố vào đầu xe tải. Nhớ lại Thiếu tá cũng đã từng đụng xe.
Như này này.....


Buổi sáng, anh đau khổ vì không tìm lại được giấc mơ đẹp mà anh vừa bị lôi ra khỏi nó bởi tiếng gầm rú của xe máy ngoài đường. Anh thơ thẩn cố gắng tưởng tượng lại, chiêm bao lại, để hòng thấy được cảm giác vừa trải qua.

 Nhưng vô ích.

 Cử chỉ cũng thế. Cái cử chỉ diễn ra trong mắt anh sáng nay khi anh va nhẹ vào chiếc xe máy của một cô gái đi đường, nàng trạc 35 tuổi, ắt hẳn đã có chồng con, nhưng vẻ đẹp còn đằm thắm lắm. Anh rẽ ra từ một đường nhỏ, cú ngoặt tay lái hơi gấp làm anh chạm đầu xe của anh vào hông xe của nàng. Nàng hơi ngoái lại, vẻ bất ngờ. Anh chạy lên ngang nàng và, “xin lỗi!”. Tất cả với anh chỉ là bình thường, theo phép lịch sự của người di đường, va vào người nào anh cũng xin lỗi.

Nhưng lần này anh đã bất ngờ, nàng hơi mím môi và khẽ cúi đầu, có một tiếng “dạ” chực thốt ra từ miệng nàng, nhưng nếu được thốt ra, tiếng dạ ấy chắc sẽ phải gói bằng một nụ cười, một nụ cười e thẹn. Cử chí ấy hớp hồn anh, làm anh rung động và buổi sáng bỗng nắng òa lên, Con đường bỗng trở nên tươi mát. Lúc đó, sự thẹn thùng của nàng lây sang anh, khiến anh không dám ngừng lại, không dám quay đầu tìm nàng, cho tới khi anh đi chậm lại để hòng nhìn nàng thì đã không thấy nàng nữa.

E thẹn khi có người nói lời xin lỗi với mình. Trạng thái xa xỉ trong thế giới hiện tại mà người ta chỉ muốn nhìn mông và ngực mà sợ không dám nhìn vào mặt. Nhiều khuôn mặt lạnh lùng, quá nhiều. Nhiều khuôn mặt xã giao, nhiều quá. Thẹn thùng đã thành xa xỉ, thẹn thùng trước một lời xin lỗi còn quý hiếm hơn nhiều lần. Ngày nay, ngay  cả lúc lên giường lần đầu thì người ta cũng không thẹn thùng, mà là căng mình lên chống đỡ hoặc: cho lấy lệ.

Anh bắt đầu đi tìm kiếm những cử chỉ tương tự, sự e thẹn, sự nhún nhường, nụ cười, mím môi, khẽ cúi đầu. Nhưng anh không tìm thấy, hoặc chỉ thấy những phiên bản của nó ở đâu đó,  một bà già, trên phim ảnh, trên báo…Cho tới khi anh nhận ra …

Cử chỉ đó của nàng sáng nay là dành riêng cho anh mà thôi. Nàng chỉ làm thế khi anh va vào nàng, tính sở hữu làm cho anh thành độc nhất có cử chỉ của nàng. Đúng rồi, nụ cười ấy, cái mím môi ấy, tính nữ ấy là cho anh, cho chỉ mình anh. Nhưng anh lại bất chợt lo lắng, nàng có làm thế không với người khác khi va vào nàng. Liệu anh có thành người độc nhất chiêm ngưỡng cử chỉ của nàng? Liệu cử chỉ của nàng có phải là độc nhất? Hay đã bao nhiêu người có cử chỉ ấy của nàng, nó đã diễn ra từ khi anh chưa gặp nàng. Thậm chí, khi anh chưa ra đời và sẽ còn mãi, kể cả khi anh không còn nhớ nổi cử chỉ ấy nữa?
 .......

Tình yêu quay lại



Nếu có một cái gì đó có thể làm thước đo cho tình yêu, đó chính là thời gian. Thiếu tá nghĩ, hầu tiếp tục về sự bất tử, lần này là tình yêu.

Nhưng điều kiện tiên quyết của sự bất tử là cái chết. Anh cần phải chết để thành bất tử, tình yêu cần phải chết đi, một cái chết vật lý để thành bất tử.

Tình yêu được lưu giữ trong tâm tưởng, được ghi nhớ, được tái định nghĩa và mở rộng, không bị phai mờ bởi thời gian và cuộc sống thường nhật, được thăng hoa khi bất chợt  tái hiện, đó là tình yêu, ở một nghĩa trọn vẹn nhất. 

Thế giới vội vã, hám tiền và háu ăn đã làm  phai mờ ý nghĩa này, thước đo của tình yêu bây giờ là sự gần gũi về xác thịt, tiền lương hàng tháng, ly nước nóng khi lạnh, cái băng vệ sinh khi đến tháng....Tất cả những thứ đó cần cho tình yêu, Thiếu tá không phủ nhận. Nhưng nếu  đặt chúng lên bàn cân của để cân tình yêu thì tình yêu trở thành thứ gì đó khá là buồn cười. Anh yêu em vì mông em căng và em làm tình giỏi, em yêu anh vì lương tháng anh nộp đủ , khi em lạnh anh lấy nước nóng, khi em đèn đỏ anh mua băng vệ sinh...

Một số, cho rằng tình yêu cần cả những thước đó là sự giận hờn, hiểu lầm, đau khổ...sự hành xác bắt buộc, Thiếu tá đã từng và công nhận khi cái tôi của cá nhân trương nở lên thì tình yêu thành sự bất hạnh. Tình yêu, lúc đó, như một bãi chiến trường để các cá nhân sử dụng vũ khí "cái tôi" chiến đấu với nhau. Thiếu tá không  kêu gọi diệt dục như bọn bỏn để tránh trận chiến này, kêu gọi diệt duc thì Thiếu tá viết về tình yêu làm gì làm gì làm gì?  Bọn không yêu thì không có quyền nói về tình yêu, giống như cái mồm móm thì làm gì có quyền nói về chân lý? 

Một số khác thèm muốn nhưng vật-chất-được-định-nghĩa-như-tinh-thần: Đứa con, sự lo lắng, yêu thương, gần gũi...Thiếu tá cũng không phủ nhận. Thế nhưng khi lưu giữ được tình yêu trong một khoảng thời gian đủ dài, dù đối tượng yêu đương không còn nữa, tình yêu ấy mới trở nên sáng rõ, mang đầy đủ yếu tính của nó. Khi đó thì đối tượng của tình yêu không còn quá quan trọng nữa, tự nó sẽ lấp đầy nó. 

Thiếu tá buồn rầu khi nghĩ về sự quy hồi, chả phải, lần đầu yêu Thiếu tá cũng nghĩ như thế này sao, yêu chỉ để mà yêu???

Nhưng rồi Thiếu tá nhận ra, sự quy hồi này không có nghĩa là Thiếu tá bồng bột quay lại, để nói: Anh yêu em chỉ vì anh yêu em. Mà giờ, Thiếu tá đo được chiều kích của nó, gởi gắm vào nó một tiếng "vâng" đầy tuyệt hảo.

Ai trên đời này biết nói tiếng "vâng" với tình yêu? Tiếng "vâng" viên mãn của trải nghiệm. Tiếng "vâng" của con người đã lớn, đã thuần phục và hòa hồn với chính mình, với tình yêu của mình, bỏ qua những ham muốn vật chất, bỏ qua nhưng giận hờn và đau khổ.

 "Vâng", tình yêu là thứ phải vượt được thời gian.

Lánh mạng



Nhời Thiếu tá: Bọn luôn rủ Thiếu tá tham gia mạng xã hội, trong đó đặc biệt nhiều là Face, Thiếu tá như đã biết, cũng thích giao du bù khú, nhưng không muốn mất đi nỗi xấu hổ trinh nguyên của những người đàn ông chân chính. Nên Thiếu tá ghi lại một vài ý tứ, cấu thành cái tham luộn nầy. Mời các bạn vầu mờ air blade. 

Anh đã bị phản bội bởi ý muốn học đòi theo những kẻ bốc mả, ý  muốn quái gở là lưu lại những ngày mình đã sống.  

 Nhật kí. 
Anh đã có nhiều kỉ niệm cay đắng vói nhật kí. Năm 19 tuổi, anh thổ lộ với trang giấy trắng anh đã yêu mê mệt. Trí tưởng tượng của tuổi phát dục làm anh căng cứng từ tâm hồn đến vùng bẹn. Những dòng chữ như dòng tinh dịch khi anh thủ dâm chảy ra đầy quyển sổ dày suốt hai học kì rưỡi. Mãi cho tới khi thi hết học kì môn bóng chuyền, chính người đẹp trong mộng mà anh vẫn ôm ấp từng đêm cho anh trượt một cách không thương tiếc, thậm chí còn chế nhạo anh.

Tình yêu tan vỡ....

Nhưng những dòng nhật kí vẫn còn nguyên đấy. Tất nhiên, anh đã không hủy chúng vì sau hai học kì thì anh cũng đã nhận ra mình đã yêu cô bạn học cùng khóa và những dòng nhật kí trở thành một đoạn của cuộc đời anh. Nó chưa bao giờ là mối lo lắng của anh (hồi đó anh không hay nghi ngờ cuộc sống như bây giờ). Anh, với ý thức về sự tồn tại của mình, muốn lưu dấu vết ở khắp mọi nơi. Như người đi đường rừng khắc vào các gốc cây, như con chó đái vào mỗi bụi rậm nơi nó chạy qua, với anh, cuộc tình ngờ nghệch với cô giáo dạy thể dục là một bụi rậm.

Thế nhưng sau đó, anh chuyển nhà đôi lần và quyển nhật kí thất lạc. Anh không mảy may nghĩ tới quyển nhật kí nhiều hơn nữa. Anh đã thực sự bước vào tình yêu,  nơi mà cho phép anh gọi thẳng tên bộ phận sinh dục nữ trong lúc làm tình chứ không phải dùng ẩn dụ nữa. Đôi lúc anh nghĩ anh thực sự thô bỉ, nhưng anh lại tự cười khảy và tự cảm thấy vui vì mình đã nói thật với lòng mình.  Anh thấy mình tự do.

Cho tới một hôm. Cô bạn gái mà anh có ý định lâu dài lôi ở đâu ra quyển nhật kí của anh từ xó xỉnh nào đó trên gác xép và bỏ về ngay lập tức, tuyên bố cắt đứt tình cảm mà không cho anh giải thích gì cả sau khi đọc những dòng luyến ai anh viết về cô giáo dạy bóng chuyền cho anh. Anh không sao tìm cách giải thích được với bạn gái và chấp nhận cay đắng là anh đã mất người yêu bởi quyển nhật kí tai hại ghi lại những ước muốn thầm kín của tuổi trẻ với một người tình tưởng tượng. Anh phải thừa nhận phần lớn trong đó là những cảnh bạo dâm mà anh muốn làm với cô giáo. Như trả thù cho những áp chế mà người tình vừa lớn tuổi hơn anh, vừa mạnh mẽ hơn anh gieo vào lòng anh.

Ngay lúc đó anh không hiểu được làm sao cô bạn gái vẫn lên giường với anh mỗi tuần lại có thể tức giận tới mức bỏ anh vì những điều mộng mơ anh viết trong nhật kí.

 Mãi sau này anh mới hiểu: cô bạn anh và mọi cô gái khác coi nhật kí là điều chân thật, thật hơn cuộc sống, thật hơn những tiếng rên rỉ của anh và nàng những phút cao trào. Điều anh mơ mộng là tội lỗi tới mức anh không thể bào chữa cho mình trước tòa án chân thật. Những dòng thác dục mà anh thổi vào bằng trí tưởng tượng thêu dệt lại có sức mạnh hơn anh tưởng chứ không đơn thuần là những cơn bồng bột của tuổi trẻ.

 Mất tình yêu chỉ vì những mơ mộng thầm kín, anh tự hỏi mình là tình yêu với cô bạn có thật hay không? Tình yêu ra đi chóng vánh khiến anh choáng váng và hụt niềm tin. Bây giờ anh thực sự căm ghét cô giáo dạy thể dục ngày nào, người bằng quyền uy của những cú ưỡn ngực, chổng mông trên sân tập đã không cho anh tới gần mà còn ném quả bóng lên thật cao, cao mãi để một ngày đẹp trời nó rơi đúng đầu anh. Lúc anh đang lúi húi nấu ăn và cô bạn gái thì mày mò trên gác xép.
 Anh như vẫn nhìn thấy nụ cười giễu cợt của cô giáo thể dục trong tư thế chổng mông về phía anh và nhìn anh qua khe háng, với hai quả bóng, không còn trên tay mà đang phập phồng ở lồng ngực, đung đưa như thách thức anh. Chính là hai quả bóng ấy, đã bay lên trời cao từ cú xuất bóng của cô ta, và một quả đã rơi trúng cuộc tình dang dở của anh, hôm ấy.
 Phần !! Mạng xã hội

Phá trinh



Nhân đọc bài gì gì về trinh tiết của đàn bà của thằng nào nào, Thiếu tá quên mẹ, Thiếu tá biên mẹ nó thành một bài tìm hiểu. 



photo on net


Phá trinh có ý nghĩa gì với đàn ông?

Khi người đàn ông “phá trinh” một cô gái, thì điều quan trọng không phải là cú xuyên vào với những cảm giác diễn ra xung quanh nó, mà là một cái gì khác: sự thẹn thùng, đau đớn, chống cự, nỗi xấu hổ biến thành phản ứng chống lại.

 Sự đau rát khơi nên chống cự của cô gái và cô ta chống cự lại. Nhưng trước khi có sự đau rát thì nỗi thẹn thùng, ngượng ngùng, sợ hãi đã làm cho cô gái căng cứng và chống lại. Đó mới chính là điều người đàn ông tìm kiếm: lần mò vào sự thẹn thùng, thò lưỡi vào nỗi sợ hãi của người khác, để hưởng thú vui chiếm đoạt.

 Họ tìm kiếm cái gì? Có nhiều sự đau đớn xung quanh cú xuyên vào, nhưng sự đau đớn đích thực chỉ đến từ cú phá trinh. Và cũng như vậy khi anh ta phá trinh dởm, sự thất vọng có thể sẽ biến thành khinh bỉ hoặc hận thù. Cái giá của sự thực được trải nghiệm, thể hiện ngay nơi dương vật đang đau rát của anh là rất đắt, có thể đi tù.  

Nhưng cũng chưa hết, đàn ông thèm thuồng không chỉ là nỗi xấu hổ thể hiện bằng thể xác và tâm hồn của đàn bà, mà cả ý nghĩ được trở thành người đầu tiên, duy nhất chiếm đoạt cái quý nhất của người đàn bà nữa. Họ sẽ ghi nhớ, lưu giữ, khoe khoang những hình ảnh này có khi suốt cuộc đời.

Những cơn khoái cảm khác rất dễ bị lãng quên, vì nó dễ dàng có hơn, còn cơn đau đớn, đầm đìa mồ hôi, nước mắt và máu thì lại được nhớ mãi.  


Photo on net source unknown

Tại sao thế?

 Hãy bắt đầu từ người phụ nữ. Cái màng trinh không làm nên chữ trinh của người phụ nữ. Quan niệm xã hội làm nên nó. Không có quan niệm coi trọng chữ trinh thì màng trinh chỉ có ý nghĩa là một màng mỏng thừa thãi người ta cần bỏ đi khi quan hệ lần đầu: thế thôi.

Vậy cần phải nói rằng, khi phá trinh, người đàn ông đang đả phá một quan niệm xã hội, hay trà đạp lên nó, hay trả thù nó, hay tôn quý nó hơn, làm cho nó thành đắt giá, đúng đắn và đáng tôn thờ?

Bất cứ ý nghĩa nào thì sự phá trinh cũng liên quan đến quan niệm xã hội về chữ trinh. Bằng cách phá trinh một cô gái, người đàn ông ra nhập đội quân ủng hộ - phản đối quan niệm xã hội về trinh tiết của người đàn bà. Cái sự thực đáng buồn này: Khi anh nằm trong buồng tối để làm cái hành vi bí mật nhất, đáng che giấu nhất: Phá trinh một cô gái. Thì anh lại đang làm một hoạt động công khai nhất.

Vả chăng cũng không khó hiểu nếu biết rằng loài người chúng ta vẫn còn rất nhiều kẻ tìm khoái cảm trong việc bảo vệ cái gì đó hoặc chống lại cái gì đó: đấu tranh. Bỏ cái tôi đang truy tìm khoái cảm vào nồi canh đang sôi sùng sục của những hận thù và yêu thương, những người đấu tranh sẽ còn đấu tranh, cho dù kẻ thù của họ đã khuất phục. Bởi khi coi đấu tranh là bản chất của mình thì họ sẽ mất bản chất khi ngừng lại.

Kẻ phá trinh cũng vậy, họ sẽ còn nhớ mãi cú phá trinh, ngay cả khi khoái cảm từ lần phá trinh không còn đọng lại gì trong đầu họ.

Photo on net source unknown

Chém gió = Airblade

Thiếu tá chính thức đăng ký bản quyền với cư dân mạng tác quyền dịch từ Chém gió từ tiếng Việt sang tiếng Anh là 

Air blade

Từ này, thiếu tá nhỡ mồm nói ra từ giáng sinh 2009, tới bây giờ chắc nhiều người đã biết. Nhưng Thiếu tá, với con tim ngây ngô tin vào sự thật, vẫn đăng ký bản quyền từ này.

Chém gió - Air blade

Văn Việt 2


Thiếu tá thể theo yêu cầu của một gái, post thêm đoạn ngẫu hứng này. 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, văn chương cần môi trường tự do. Thiếu tá  nghi ngờ câu nói “…như con người cần không khí để thở”. Nói như thế thì moi tác phẩm viết trong tù đều đáng bỏ đi hay sao? “ Ngục trung nhật ký” đang nằm trễm chệ trong sách giáo khoa kia đó thôi. Và ai 16 tuổi chằng một lần: bị “mặt trời chân lý chói qua tim” dẫu mặt trời ấy là cờ đỏ búa liềm hay màu  xanh diệu vợi của tờ bạc Mỹ?  Hoặc cái gì khác, Thiếu tá thiếu?

 Môi trường tự do với văn chương quan trọng ra sao thì Nguyễn Huy Thiệp chắc rành hơn Thiếu tá. Cánh cửa mở ra vào cuối những năm 80 đã mang lại một loạt những tác phẩm mà bây giờ đọc lại nhiều người còn hối tiếc. Nhưng tự do thôi thì chưa đủ, nếu như cánh cửa mở ra chỉ để gió thổi qua thì đâu cần mở cửa, hoặc mở cửa sổ là được rồi.

Chính sự khát khao dâng hiến mình cho những cái mới lạ, thể nghiệm cuộc sống mình ở những nẻo đường heo hút, chưa một dấu chân người, sự phiêu lưu cuộc sống mình vào những cơn mơ mới là chiếc vé dẫn nhà văn vào cửa văn. Không có vé vào cửa, Thiếu tá và chỉ có thể đứng bên ngoài mà nhòm vào, với sự thèm thuồng và bất lực.

Nhưng như hầu hết các “lều văn” khác, đã quăng bút đi để chấp nhận mình chỉ là  người viết,  Thiếu tá cũng đã bất lực nhận ra rằng, mình đéo thể nào viết được cái gì ra hồn. Vì sao ư? Đi mà hỏi Khổng tử, Thích ca, Hùng vương, Thánh gióng… ấy.  Vả chăng, nếu say mê nghiệp viết ở cái xứ sở này, cái ngôn ngữ này, cái dân tộc này, chắc gì Thiếu tá còn có ngày hôm nay?

Chẳng phải mọi khổ đau của mọi đời đều dồn trong đời này hay sao?  Sung sướng cũng ?  Vậy thì hà cớ gì Thiếu tá phải chọn đường Văn? Lại là đường Văn việt? 
còn nữa

Văn Việt 1



Chưa bao giờ tôi coi viết như một nhu cầu tự thân và thiết yếu.
Viết khi có cảm hứng, đó là căn bệnh mà mãi mãi nhà văn – nhà báo Việt không thể vươn lến đến tầm của thế giới,  huống hồ cảm hứng lại nghèo nàn và tù đọng.

Có điều gì mới trong cuộc sống?

Khi mà nhà văn ngại dấn thân vào chính cuộc sống ấy, ít ra là bằng tư tưởng. Có bao giờ họ đề tư tưởng đi hoang, để tư tưởng đi lạc và cố gắng đi sâu vào những đáy sâu của những trạng huống của con người, sự nguy  hiểm luôn rình rập, có khi phải trả giá bằng những bất hạnh của cuộc sống bình thường. Bởi không muốn đưa linh hồn theo những bước chân vô định của dòng tư tưởng nên họ mãi mãi chỉ quẩn quanh với ước mơ làm nên một tác phẩm lớn mà cả thế giời phải giật mình, bởi một quả sung nẫu cuống.


Nhà văn Việt lè lưỡi trước mùi hôi thối của cuộc sống và co chân ngay lên ngay cả khi xe cảm hứng đưa họ tới giữa đống lầy.

 Không cần đến khi phải đọc Đôi mắt của Nam cao mới biết rằng: Văn thơ không  chỉ sinh ra từ mía ướp bưởi, thuốc lá thơm …mà còn sinh ra từ cuộc sống cơ cực. Các nhà văn dấn thân coi cơ cực là cảm hứng, nhưng đáng tiếc, khi thân thể họ cơ cực thì tinh thần của họ đang ngủ trên đệm dát vàng của lí tưởng. Mà Văn thơ – theo một nghĩa ít quần áo nhất  lại là sản phẩm của tinh thần.

Nhưng cũng có nhà văn chỉ nổi danh một lần, đời văn cũng chỉ cần có vậy. Họ đã tìm đúng gốc sung hay là cơn cảm hứng đã tóm cổ họ khi họ còn đang mơ màng trên án văn, giường chữ?

Họ sẽ không thôi nói về điều đó cho đến khi cay đắng nhận ra rằng, đằng vũng nước ngọt, con đường trước mặt chỉ còn là sa mạc cát trắng, không thể quay lại được nữa. Họ lê bước tiếp với 99% nối tiếc về tác phẩm đã làm cho họ có danh có phận và 1% hy vọng mơ hồ lại một lần nữa được số phận đặt dưới gốc sung.

Văn chương, đối với họ giờ là vài uyển ngữ, vài dụng từ làm cho cuộc nhậu thêm phần sâu sắc. Bởi vì dù họ thất bại ở đâu, chắc chắn họ vẫn còn chỗ đứng trên bạn nhậu với các chiến hữu, những người không lúc nào nghi ngờ họ là nhà văn, dù tác phầm được tặng chỉ là cho vợ đọc lúc mất ngủ.


Còn nữa....