Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Ăn chay


Hình on net 


Thiếu tá bữa nay ăn chay, thấy ngon đáo để.

Ngồi xúc thìa cơm với nấm rơm và bắp non, Thiếu tá bồi hồi nhớ những bữa ăn mặn, Thiếu tá thấy ngạc nhiên là mình không ăn chay sớm hơn, nhiều hơn, và lâu hơn?

Tại sao Thiếu tá ăn chay? Vì đổi món, vì hướng đạo, vì sức khỏe, hay là giảm cân, hay chỉ là chiều theo con vện ăn chay mà Thiếu tá đang ăn?

Thiếu tá nghiệm ra rằng: Kẻ ăn mặn, thức ăn của họ là thực phẩm, còn kẻ ăn chay, thức ăn của họ là tinh thần.

Hê lô ăn chay.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Thư gởi bà Kim Chi


Kim chi đóng phim chiến đấu, ảnh somewhere in the net



Tuần rồi, cháu đọc BBC, trang web của bọn phản động đầu đất có bài nói bà khẳng khái, hai chân đứng thẳng, từ chối nhận bằng khen của anh Ba cháu. Cháu thật nức lòng.

Có thật không, bà từ chối cái chữ ký mà 90 triệu dân cháu đang ước ao có nó trên tường dưới ảnh bác và trên bát nhang ông bà, không  phải để khoe bạn bè thân hữu, không phải để ngắm chơi mà là để bùa hộ mệnh cho mỗi cú hoa cải nóng lòng bức bối. Cháu phục bà.

Nhưng bà từ chối nó làm gì, bà có thể vứt bỏ quá khứ đi chăng? Cái thời mà bà đã bằng tất cả nhiệt tình và tri tuệ của  mình, gieo vào đầu chúng cháu cờ đỏ búa liềm, máu và nước mặt, của thay đổi cuộc sống, giết và chém? Bà không dám vứt bỏ nó đúng không? Thế thì sao bà lại từ chối cái mà chỉ là con đẻ của cái mà bà đã bỏ cả tuổi trẻ ra xây dựng?

Có khác gì đâu bà, những người ngày xưa chém giết đồng bào, xây dựng xã  hội trên máu và nước  mắt giờ đây đang chính hưởng thành quả từ những hy sinh của họ, và đáng tiếc, từ những người như bà.

Ah cháu hiểu rồi, bà cũng giống như mọi công thần, bám vào quá khứ để chống lại hiện tại, nhưng không có quá khứ thì làm gì có hiện tại, không có nhân gieo bấy lâu thì làm gì có quả hiện tại. Hay bà cũng đang xót thương cho cuộc đời của mình, bị dẫn dắt như bò đội nón và giờ thì đã quá muộn, sướng một giây rồi thì ôm con cả đời đợi Sở Khanh.

Bà dại quá bà ạ. chia buồn cùng bà.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Về "Bên thắng cuộc"






Thiếu tá có đọc lướt Bên thắng cuộc của Huy đức.

Cảm giác đọng lại đầu tiên là không phải một cuốn sử. Hoặc là một cuốn sử - báo.

Cái hai và cái dở của cuốn sách chính là cùng một điểm: Báo.

Vì là báo nên Huy đức đưa hiện thực vào rõ nét, cận cảnh và nóng hổi. Hơi thở báo chí lan khắp các trang sách, không tô vẽ như văn nhưng không khắc ghi như sử.

Đó cũng là điểm dở, dưới con mắt của nhà báo, Huy đức không mang lại cho các sự kiện, các biến cố một con mắt tổng quan, một lối nhìn ngắn gọn, khô và lạnh của sử. Dù đã tiết chế bằng cách hạn chế ở mức thấp nhất những lời bình, nhưng, Huy đức chưa tạo được khoảng lùi của một con mắt người chép sử. Sử liệu của Huy đức không sống tự thân, nó miêu tả cho góc nhìn của tác giả.

Như ta đã nhận thấy, lịch sử, không do một cá nhân nào quyết định cả, không theo một sự kiện mà ta gọi là biến cố, mà là những vận động có khi nổi có khi chìm, các mối quan hệ chằng chịt khiến cho một biến cố lịch sử xảy ra chúng ta khó mà kết luận được là do ai, cái gì nếu không có độ lùi và sự hiểu biết thấu đáo.

Ngày chiến thắng của bên Thắng là do ai? Do Quân và dân miền Bắc quyết tâm giải phóng miền nam, do Lê duẩn, Lê đức thọ, do Nga, Trung quốc can thiệp, hay do Mĩ bỏ rơi chính phủ cộng hòa, hay do chính phủ ấy, đã tự bắn vào chân, và dân chúng đã nổi loạn???

Nếu chỉ như thế thôi thì nhiệm vụ của người chép sử cũng đã dễ hơn (dù khó tới mức sau gần bốn mươi năm sau đa số người của dân tộc này vẫn nhận thức sai về nó), nhưng những biến cố ấy chỉ là cục mía xùi lên ở mỗi gióng của cả cây mía, đang ăn sâu vào đất và hút dinh dưỡng từ đất. Cuộc di cư của miền Bắc vào nam, thói ham quyền lực, thói hung hăng, tinh thần chịu khổ nhục, quân tử tàu, tình cảm yêu nước, sự hèn  kém của người Việt, ....bao nhiêu thứ ấy những người chép sử sẽ bỏ qua vì nó không thể chứng  minh được bằng số liệu, bằng các nhân vật mà họ gọi là bộ xương của lịch sử.

Nhưng Thiếu tá cho rằng, những thứ đó là những thứ quyết định biến cố năm 1975.

Huy đức, chưa là nhà viết sử, nên cũng còn lâu mới đoái hoài đến chúng.

Thiếu tá dầu sao cũng cảm ơn tác giả, vì đã cho những người trẻ biết được nhiều điều mà họ bấy lâu lạc trong sương mù tuyên truyền không nhận thấy.

Doomsday



photo in net



Chúng ta sẽ không có tận thế (Doomsday).

Vì sao? Thiếu tá biết, chúng ta sẽ không tận thế, vì chúng ta chưa xứng với Tận thế, chúng ta thiếu sự chuẩn bị cho nó, thiếu sụ vội vàng, cuống quít cả trong sợ hãi lẫn yêu thương.

Loài người, sẽ còn khắc khoải chờ đợi giờ phút biến mất. Sẽ có nhiều Tận thế, nhưng nó quá nhỏ nhoi và cho mỗi cá nhân.

Không, Thiếu tá tin chúng ta chưa xứng với Tận thế.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Kỷ niệm

Thiếu tá để bờ lát là tìm lại con người mà lâu nay chỉ thấy phò phạch vua quan trí sĩ. Thiếu tá thấy mủi lòng như ông cụ nhìn sự nghiệp cách mạng đang cát chảy kẽ tay khi nằm bóc lịch. Nay Thiếu tá quay lại.




photo onnet unknown source 


Kỷ niệm là thứ đã mất đi thực tại, mất đi cái lõi hiện thể của nó, hay phải nói: Hiện thể của nó phải mất đi, chết đi để nó thành kỷ niệm.

Cái chết của một người, xét theo ý nghĩa với người ở lại, chính là cuộc sống mới bắt đầu, cuộc sống không ăn thức ăn, không hít khí trời, không nhậu và không chơi gái. Giờ đây, thức ăn của họ là trí nhớ của những người ở lại, mà  hiện thể là những kỷ vật họ để lại, mỗi nơi chốn  họ đi qua, mỗi hình ảnh họ gắn vào.

Cuộc sống, nếu có thể gọi là vậy, không liền mạch như trươc kia, khi họ còn sống, nhưng lại lâu bền, rộng rãi hơn. Nó ở mọi nơi, mọi lúc, chỉ cần anh vô tình chạm vào hỉnh ảnh, âm thanh, mùi hương, cảm xuc…gắn liền với người đã chết, lập tức người chết kia sống lại, trong anh. 

Thế nhưng khi họ còn sống họ vẫn có cuộc sống này mà. Họ vẫn được những người đã xa nhớ  về khi gặp lại những kỷ vật, nơi chỗ, hành động, cử chỉ, câu nói, bài viết …của họ.  Điều này có vẻ mâu thuẫn?

Hãy thử nghĩ, anh đang ở xa người tình và anh nhớ về người tình, với ý nghĩ sáng tỏ là cô ta vẫn còn sống. Ý nghĩ của anh không khỏi pha trộn những thèm muốn, nhưng ghen tuông vì không có nàng. Đó là nỗi nhớ, có thể những gì với nàng đã biến thành kỷ niệm nhưng bản thân nàng chưa là kỷ niệm. Ơ đâu đó nàng vẫn sống, nàng chưa biến đi, nàng vẫn là nàng, chưa thành của anh, chưa thành kỷ niệm của anh, anh chưa sở hữu nàng. Bởi vì một cuộc sống, không thể nào khác được, có linh hồn và thể xác. Cuộc sống – đã chết cũng thế, nó cần linh hồn – nỗi nhớ về nàng và thể xác – chính là cơ thể nàng.

Không thể tranh giành cái không có, không hiện hữu được. Chính vì thế, lúc này, khi nàng đã đi không trở lại, mọi kỷ niệm về nàng, suy nghĩ về nàng là của anh. Anh không sợ nó mất đi, mà trái lại, anh lại thấy nó có nhiều hơn, đầy hơn. Nàng đã bắt đầu một cuộc sống mới – trong anh.

Vậy cuộc sống của nàng, có tuyệt vời hơn khi chết  không?

Sống một cuộc sống yên bình, yêu thương và được tưởng niệm với tình cảm đẹp, không tàn phai với năm tháng…Cuộc sống ấy có đáng được mơ ước không?

Sẽ là không nếu những gì nàng để lại trong trí nhớ chỉ là nỗi căm hờn, sự mong muốn cái chết sẽ đến với nàng nhiều lần, nàng có thể là lãnh tụ hư hỏng, tội phạm chiến tranh hay gì gì.

Đối diện với một cuộc sống mà mình sẽ không làm chủ, không điều khiển được, con người sẽ phải làm gì? Trong lúc đang sống để chuẩn bị cho một cuộc sống sau khi họ đã ra đi?

Một câu hỏi thú vị, chi phối cuộc sống của chúng ta. 

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Nụ hôn

Cú đấu mỏ đề đời. (Hình on net, unknown source.) 

Bọn thợ chữ đã phản đối, bọn thợ tu cũng đã phản đối, bọn lâu nhâu lũ lừa cũng đã chửi rủa.

Vì sao nên nỗi? 

- Mua rượu đắt tiền - dù là đấu giá từ thiện.
- Hôn một con gay

Thiếu tá hiểu rằng, một khi đã lên sân khấu, lại đông, lại có người nổi tiếng, thì hành vi của người ta chủ động điếu. Thế, các con ranh mất ói tiền và công sức để đi học làm MC đặng đứng trên sân khấu mà không tụt mẹ quần. Hành động chàng trọc có thể hiểu thế, khi Đờm thò mỏ ra hôn chàng, phản ứng của người thụ động là hôn lại. Nếu có mặt ở đó, xem con trọc phản ứng thế nào sau nụ hôn bất chợt ấy? Có ngượng ngùng, như muốn trốn đi hay không? 

Điểm mạnh của máy ảnh, và là điểm chết người của hình ảnh, là ở chỗ này: Nó capture lại khoảnh khắc, tách rời khoảnh khắc ấy ra  khỏi cuộc sống và nhiều lần giết chết cuộc sống bằng một khoảnh khắc. Có thể người Mỹ không biết về chiến tranh VN nhưng vẫn ép tổng thống từ nhiệm vì một bức ảnh cô bé cháy vì bom na - pal. Có thể sau đó Đờm danh ca quay sang xin lỗi tên trọc và cả hai ngượng ngùng vì bồng bột hay blah blah gì đấy. Nhưng hình ảnh đã loại bỏ hết diễn tiến sự việc. Sẽ chỉ còn lại cái chu mỏ  rất chủ động và thậm chí: lợm giọng. 

Nói lại, cuộc đời của những anh trọc làm gì, tu. Tu gì? Tu tâm tu tính tu tình, khi đâm nằm xấp khi kèn nằm nghiêng...sao?. Đáng ra, bọn bỏn phải là người có bản lãnh, chế định hoàn cảnh và cảm xúc, nhất là đã đến bậc tỳ kheo, đầu bốn năm chấm? Thế nhưng, không.

Khả năng bọn bỏn điếu phải sư xịn. Không xịn, là ai? Thiếu tá đồ bọn bỏn là sư giả. Trong chùa giờ thiếu gì sư giả. Bọn bỏn vào chùa không để tu, mà để cầm tù những anh trọc không chịu tu theo chỉ thị. Bọn bỏn là ai, hỏi đã là giả nhời. Nên phản ứng thụ động lại nụ hôn của con Đờm trên là có thể hiểu được, trong một phút bồng bột khi chưa quen kiềm chế như một tỳ kheo, anh trọc đã phóng tình. Vả chăng, đã là đĩ thì sợ điếu  gì (oUo) to, phỏng? 






























Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Tứ tuyệt 1

hình minh họa on net.

Thiếu tá, vốn mê thơ Sugar - poem từ hồi còn cửi chuồng. Nhưng thế đéo nầu hôm nay lại thích cái bài cổ thi thời tay Khổng tèo, tay Ý chết (Hán - Ngụy), ngâm lại, tìm cách dịch để phổ cập ra bên ngoài cái tâm hồn ăm ắp mộng cảm của Thiếu tá. 


Vũ Khê Thâm Hành

Thao thao Vũ Khê nhất hà thâm!
Điểu phi bất độ,
Thú bất cảm lâm
Ai tai! Vũ Khê đa độc dâm ! "

Thô dịch: 

Sông Vũ Khê sâu lắm, nước chảy cuồn cuộn
Chim bay rã cánh
Thú không dám đến gần
Ghớm ghê, sông Vũ Khê nhiều độc khí

Tinh dịch: 

Vũ khê cuồn cuộn chảy so so!
Chim gãy mẹ cánh,
Thú chạy vãi tè.
Gớm thay cái sông Vũ khê!


Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Phò Đồ sơn





Toàn cảnh Đồ, xưởng Phò đất Việt. Hình on net.


Phò, theo Thiếu tá biết, việt nhất Đồ sơn. Đồ lắm phò, mát, an ninh (an toàn từ lề phải).

Phò đồ, nuôi chung nhà nghỉ hoặc riêng, tại các tạp hóa, hàng ăn, doanh nghiệp mi ni restaurant cháo -miến- phở. Mỗi nhà nuôi 2 - 5 Phò, hiếm đến 7 Phò,  lý do ở dưới: động.

Giá update năm thứ 12 của thế kỷ mới cũng giống như năm thứ 11: 250 K trên phụt. Qua đêm, Phò đồ giá 700K kể cả tiền phòng. Thiếu tá đang nói Phò phổ thông, là loại mà ngày thường đạp xe như bướm lượn ruộng khoai.

Ngày thường? Còn không thường? Thằng nào hỏi vậy Thiếu tá ngạc nhiên. Là ngày đặc biệt chứ đéo gì: Quốc khánh, khởi nghĩa, giỗ tổ, chiến thắng, giỗ cụ...Tức ngày không Phò. Ngà các lực lượng mần chính quyền từ lề phải ra sức lập thành tích. Phò đồ, giới kinh doanh âm hộ Đồ kêu bằng: Ngày động.

Phải ngày động. Bất kể Phò ngoài đường, không biết khách chơi chưa, hành kinh không, mới - cũ, bôn bốt túi -không...đều lên xe về đồn tốt. Ở đây, Phò gọi chủ hàng  lên chuộc.  Giá phổ thông để bảo-lãnh-tại-ngoại-hầu-phiên-tòa-không-bao-giờ- mở là 1K, tiền mẽo. Năm nay, các lề  phải được giao 5bi cụ cho một năm tiền bắt Phò. Phải bắt đủ.

Thu 250 ngàn cụ, nạp 1 ngàn Mẽo, Phò đồ lao động tợn. Trừ ba ngày hành kinh đéo theo ước muôn của cả lề trái lẫn phải. Phò đồ mần 27 days trên tháng. Tất nhiên, trừ về quê sáu tháng một lần. Mỗi ngày, Phò đồ cho tẩn từ 1-20 thụt, tùy lượng khách.  Game đút thụt với Phò đồ hay hầu hết Phò cũng là một công việc không cần cố gắng. Gan dạ và hy sinh là đức hầu hết đàn bà lừa mà, Thiếu tá sai?

Tình cảm? Hầu hết lừa đi tỉn phò với một tính toán: bỏ ít địt nhiều. Phò đồ cũng thế. Nhưng cũng có cá biệt,: Phò mới,  khách dịu dàng kính trọng như Thiếu tá, sẽ có tình cảm. Thứ tình cảm trong sáng, thoát ra từ háng, nên không còn vấy mùi tinh, mùi bướm.

Lại chiện thu nhập. Nhà nghỉ nuôi hàng, ăn tất;  gọi Phò nhà khác, chia tỉ lệ: 120K cho lò tẩn, 130K cho chủ nuôi. Chủ nuôi thâu tất thâu tất, ghi sổ, cuối tháng tính sổ với Phò. Trừ tiền ăn, uống, giặt, ỉa, ngủ, bao, linh tinh lang tang, sẽ trả lương cho Phò. Tháng nào các em dính lễ thì lương coi như là cứt nát. Bù lại, các em được an toàn (chẳng phải nhu cầu mà 90% dân việt đang thiếu?) được nuôi ăn như con cái trong nhà và được tiếp đón bố mẹ như một nhân viên phục vụ hàng ăn đạo đức sáng ngời.

Sao Phò đồ tồn tại ngang nhiên như niềm tin lịch sử, sống động như ngọn đuốc lao kho xăng, lẳng lặng như chiện lề trái trên báo chí?

Tháng, Phò đồ đóng thuế thân từ 500K đến 1.5M cụ cho ai,  các nhà nghỉ hay khách sạn đóng gạch 7 – eleven ở đây thuộc sở hữu của ai? Hỏi đã là giả nhời.

Hay phải kể ra, không ai nhổ nước bọt vào bát mình đang hoặc sẽ ăn: bọn nhà báo cũng thế. Thiếu tá không loại trừ.

Thiếu tá cũng không hoài nghi thêm nữa, vì đêm nay, Thiếu tá đã, đang và sẽ cưỡi Phò đồ.



Hàng Đồ thường đi xe đạp dọc đường Đồ, nhưng không phải bò lạc mà đều có chủ, giống như sale phải đi tìm khách hàng thôi. Ảnh on net.